Khách sạn nổi bật -

Địa danh

161 Địa danh
  • Hiển Lâm Các

    Hiển Lâm Các

    Vị trí: Hiển Lâm Các được xây dựng phía trước Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc điểm: Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được coi như một đài lưu niệm ghi công những công thần đã sáng lập ra triều Nguyễn.
  • Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi

    Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi

    Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi Vị trí: Ðiện Thái Hoà nằm ngay trên đường xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa Ngọ Môn trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc điểm: Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, tại đây tổ chức các buổi lễ đại triều. Ðiện Thái Hoà xây dựng năm 1805 đời Gia Long; năm 1806, Gia Long chính thức tổ chức lễ đăng quang tại điện này.
  • Ðàn Nam Giao

    Ðàn Nam Giao

    Vị trí: Đàn Nam Giao thuộc xã Thủy Xuân, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc điểm: Là đàn tế lộ thiên, mô thức kiến trúc mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ phương Đông.
  • Cửu vị thần công

    Cửu vị thần công

    Cửu vị thần công Vị trí: Cửu vị thần công được đặt gần cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Ðức bên trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc điểm: Cửu vị thần công là chín khẩu súng thờ, tượng trưng cho những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
  • Cầu ngói Thanh Toàn

    Cầu ngói Thanh Toàn

    Vị trí: Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm Tp. Huế chừng 8km theo đường bộ về phía đông. Đặc điểm: Cầu ngói Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ, rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá và còn là một thắng cảnh.
  • Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương

    Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương

    Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương Vị trí:Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đặc điểm: Cây cầu Hiền Lương chia cắt đôi bờ sông Bến Hải đã trở thành một chứng tích lịch sử về công cuộc kháng chiến vinh quang, hào hùng nhưng đầy gian khó của nhân dân Việt Nam.
  • Địa đạo Vịnh Mốc

    Địa đạo Vịnh Mốc

    Địa đạo Vịnh Mốc Vị trí: Địa đạo Vịnh Mốc thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 13km về phía đông, cách Cửa Tùng 6km về phía bắc. Đặc điểm: Địa đạo dài gần 2km gồm 3 tầng sâu dưới mặt đất. Nơi đây từng là pháo đài thép của miền Bắc XHCN trong suốt 7 năm liền chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
  • Khu di tích Hàm Rồng

    Khu di tích Hàm Rồng

    Khu di tích Hàm Rồng Vị trí: Di tích thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Đặc điểm: Cụm di tích này gồm có đồi Quyết Thắng, đồi C4; cầu Hàm Rồng; nhà máy điện.
  • Nga Ba Đồng Lập

    Nga Ba Đồng Lập

    Vị trí: nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 2 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đặc điểm: Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và sự hy sinh cao cả của tiểu đội với 10 cô gái thanh niên xung phong.
  • Thành cổ Nghệ An

    Thành cổ Nghệ An

    Vị trí: Thành Nghệ An thuộc địa phận ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm: Thành Nghệ An được xây dựng năm 1804 và đã tu tạo, nâng cấp nhiều lần.
  • Di Tích Cụ Phan Bội Châu

    Di Tích Cụ Phan Bội Châu

    Vị trí: nằm ở thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, thị trấn Nam Đàn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm: Khu lưu niệm trên diện tích gần 2000m². Tại đây có ngôi nhà mà cụ Phan Bội Châu đã sinh ra và sống tới năm 38 tuổi.
  • Quê Bác Hồ

    Quê Bác Hồ

    Vị trí: thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm: Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết.
  • Bảo Tàng Xô Viết Nghệ Tỉnh

    Bảo Tàng Xô Viết Nghệ Tỉnh

    Vị trí: nằm ở trong khu nội thành Vinh, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm: Bảo tàng trưng bày các di vật và tài liệu trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.
  • Bảo tàng nghệ thuật Chămpa

    Bảo tàng nghệ thuật Chămpa

    Viện Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng tọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương với diện tích là 6.673 m vuông